Trong bài phỏng vấn với tạp chí Đầu Tài chính - Vietnam Finance với chủ đềLàm thế nào để điện tử bứt phá trong kỷ nguyên số?, Lê Lan Chi, Tổng Giám đốc ZaloPay đã những chia sẻ về tầm nhìn giải pháp của doanh nghiệp để đáp ứng với sự phát triển nhanh của công nghệ số, cụ thể trong lĩnh vực điện tử. 



Các ngân hàng hiện nay đang đẩy mạnh thu hút khách hàng trên kênh số. Các ví điện tử làm thế nào để cạnh tranh với các ngân hàng số? Lợi thế và bất lợi của ví điện tử là gì? 
Ví điện tử hay ngân hàng đều là những sản phẩm tài chính phục vụ người dùng bằng những điểm mạnh và chức năng riêng. Đối với ZaloPay, ngân hàng là một trong những đối tác quan trọng đã và đang đồng hành cùng chúng tôi trên hành trình xây dựng xã hội không tiền mặt. 

ZaloPay là một trong những mắt xích giúp ngân hàng đến gần hơn với khách hàng, cụ thể: 

  • ZaloPay với hơn 11,5 triệu người dùng thanh toán trong năm 2022 góp phần mở rộng tệp khách hàng và giúp ngân hàng lan tỏa những sản phẩm chất lượng, phù hợp đến mọi người. 
  • Với năng lực công nghệ, ZaloPay còn hợp tác với ngân hàng để mang đến các sản phẩm tài chính ưu việt cho người dùng. Đơn cử như Tài Khoản Trả Sau hợp tác cùng ngân hàng CIMB Việt Nam. 
  • Chúng tôi thấu hiểu mong muốn của người dùng thông qua hành vi, thói quen thanh toán để từ đó giới thiệu những sản phẩm phù hợp. Việc này vừa hỗ trợ người dùng tìm ra sản phẩm đúng nhu cầu, vừa giúp ngân hàng tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. 

 

Sở hữu hệ sinh thái người dùng rất lớn từ nền tảng Zalo, ZaloPay đã những làm gì để tận dụng lợi thế này? 
ZaloPay hiện là ví điện tử duy nhất tích hợp trong ứng dụng chat Zalo, giúp chúng tôi có cơ hội tiếp cận với hơn 100 triệu người dùng từ nền tảng này; đồng thời tạo điều kiện để tất cả mọi người bất kể độ tuổi, lĩnh vực hoạt động… đều dễ dàng tiếp cận được phương thức thanh toán 4.0. ZaloPay đã và đang từng bước hiện thực tầm nhìn về một thế giới không tiền mặt trong Zalo. 

Trong thời gian qua, ZaloPay đã triển khai rất nhiều dự án, chiến dịch và mang về kết quả khả quan. Trong đó có thể kể đến 02 dự án lớn: 

  • Phát triển và vận hành nền tảng OSC (Online Sale Channel) tích hợp trong tài khoản Zalo chính thức. Thông qua OSC, mọi giao dịch mua sắm, thanh toán và vận chuyển đều được diễn ra nhanh chóng chỉ trên một nền tảng - là Zalo. Phương thức này được các đối tác thương mại (merchant) đánh giá cao. Trong đó phải kể đến hai đối tác lớn đã và đang triển khai khá thành công là: GO! & Big C thuộc lĩnh vực bản lẻ (Retail) và KFC Vietnam thuộc lĩnh vực F&B. 
  • Sử dụng Zalo làm nền tảng để triển khai mô hình canteen không tiền mặt. Cụ thể trong quý 4/2022 chúng tôi đã đưa mô hình này đi vào hoạt động tại các trường ở TP.HCM và tỉnh Long An. Đơn vị quản lý canteen ở các trường đều rất hào hứng và đánh giá cao mô hình đặt món từ xa qua Zalo OA và thanh toán bằng ZaloPay vì giúp tạo môi trường đặt món trực tuyến, khép kín mà không phải qua các kênh trung gian khác. Dự kiến trong 2023, ZaloPay sẽ mở rộng mô hình này tại các khu công nghiệp và trường học ở các tỉnh thành khác trên cả nước. 

Hiện tại, chúng tôi vẫn tiếp tục nghiên cứu và phát triển thêm các tính năng khác nhằm phát huy mạnh mẽ lợi thế đặc biệt này. 

 

Có được lợi thế lớn về nền tảng như vậy, vì sao ZaloPay vẫn đẩy mạnh kết nối với các nền tảng khác bên ngoài, chẳng hạn như gần đây là Grab? Phải chăng chính quy mô của hệ sinh thái là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của ví điện tử so với các ngân hàng cũng như so với các ví điện tử khác? 
Với nền tảng công nghệ mở nên các đơn vị trung gian thanh toán như ZaloPay sẽ có ưu thế trong việc kết nối, mở rộng mạng lưới đối tác để các bên có thể tận dụng công nghệ và hệ sinh thái của nhau. 

Nói riêng về ZaloPay, chúng tôi không gò mình trong bất cứ giới hạn nào bởi mục tiêu cuối cùng chính là mang đến một sản phẩm ưu việt, hữu ích, tiện lợi và dễ dàng sử dụng cho khách hàng. Việc tích hợp ZaloPay vào Zalo, bắt tay cùng Grab hay với bất kỳ đối tác sở hữu các nền tảng, hệ sinh thái lớn khác cũng vậy - là cách để chúng tôi đa dạng hoá và tối ưu sản phẩm của mình. 


 

Trong ngành ví điện tử nói chung và với ZaloPay nói riêng, các công nghệ nào đã, đang và sẽ được áp dụng để thu hút cũng như phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dùng? Trải nghiệm người dùng đã, đang và sẽ thay đổi như thế nào khi áp dụng các công nghệ này? 
Trải nghiệm người dùng và bảo mật là hai trong số các yếu tố quan trọng được ZaloPay đặc biệt quan tâm. Những công nghệ được áp dụng hay các yêu cầu cập nhật cũng đều chú trọng đến hai điểm này. Cụ thể: 

  • Về trải nghiệm người dùng và cả đối tác: 

- Tăng cường kết nối cùng các đối tác lớn để mở rộng hệ sinh thái sản phẩm. 

- Dựa vào hành vi, thói quen và thị hiếu của người dùng để giới thiệu những tính năng phù hợp, giúp người dùng phục vụ công nghệ hiệu quả vào các nhu cầu, sinh hoạt trong đời sống. 

- Sự tiện lợi của ZaloPay cũng thể hiện trong việc tích hợp vào ứng dụng chat Zalo, giúp đơn giản hóa và thân thiện hơn trong việc sử dụng ZaloPay. 

  • Về bảo mật: 

- Cơ chế bảo mật đa tầng gồm mật khẩu thanh toán và OTP, ứng dụng công nghệ bảo mật sinh trắc học trong hoạt động cung ứng dịch vụ như xác thực vân tay, FaceID. 

- Hệ thống nhận diện và phát hiện giao dịch bất thường. 

- Hệ thống, quy trình, con người vận hành ZaloPay được đánh giá và cấp chứng nhận PCI DSS và ISO/ IEC 27001 hàng năm. Đây là hai chứng chỉ uy tín hàng đầu thế giới trong việc bảo vệ và bảo mật thông tin hiện nay. 

 

Trong thời đại số ngày nay, đổi mới sáng tạo là thứ tạo ra sức sống liên tục cho các doanh nghiệp công nghệ, trong đó có ví điện tử. Văn hóa doanh nghiệp cần phải thay đổi như thế nào để thúc đẩy đổi mới sáng tạo? 
Khuyến khích đề xuất ý tưởng mới, chấp nhận đầu tư để cùng nhau thử nghiệm nhiều tính năng, công nghệ mới để phát triển sản phẩm là những gì ZaloPay đã và vẫn đang tiếp tục thực hiện. 

Ở ZaloPay, chúng tôi tạo môi trường làm việc năng động, không gian mở để mọi người thoải mái sáng tạo. Nếu những ý tưởng tiềm năng và phù hợp sẽ được đưa vào thử nghiệm và triển khai để đo lường độ hiệu quả. Và tất cả đều phải hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cấp trải nghiệm khách hàng.